Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác ứng phó bão số 3 năm 2025
Sáng 20/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố và xã, phường dự báo bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tại điểm cầu phường Tân Mai (Nghệ An), cuộc họp được chủ trì bởi đồng chí Đàm Hữu Hồng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường và đồng chí Nguyễn Thị Hương – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, cùng sự tham gia của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Thôn trưởng các thôn, khối trên địa bàn phường.
Sáng
20/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với các
tỉnh, thành phố và xã, phường dự báo bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tại điểm cầu
phường Tân Mai (Nghệ An), cuộc họp được chủ trì bởi đồng chí Đàm Hữu Hồng – Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường và đồng chí Nguyễn Thị Hương – Phó Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, cùng sự tham gia của Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Thôn trưởng các thôn, khối trên địa bàn phường.
Tại điểm cầu phường Tân Mai (Nghệ An)
Bão
số 3 (tên quốc tế là WIPHA) hình thành từ ngày 16/7 trên vùng biển phía Đông
Philippines và mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới vào ngày 18/7. Đến sáng 19/7, bão
đã tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 năm 2025. Dự báo, bão sẽ đổ bộ
vào khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (bao gồm Nghệ An) vào ngày 22/7 với sức gió
mạnh cấp 10–12, giật cấp 15, gây mưa lớn 200–350mm, có nơi trên 600mm. Nguy cơ
xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu tại các vùng núi, hạ du hồ đập và khu vực
ven biển là rất cao.
Tại
cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu các địa phương thực hiện
nghiêm túc Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ; kiện
toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở tất cả các cấp,
sẵn sàng triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn xung yếu.
Phó
Thủ tướng lưu ý khu vực Tây Thanh Hóa – Bắc Nghệ An có khả năng chịu mưa lớn
kéo dài, cần đặc biệt chú trọng phương án phòng chống ngập lụt, lũ ống, lũ
quét. Đối với những nơi có nguy cơ cao, nếu cần thiết phải thực hiện biện pháp
cưỡng chế sơ tán người dân để đảm bảo an toàn tính mạng.
Tại
Nghệ An, theo báo cáo của UBND tỉnh, đến 9h ngày 20/7, toàn tỉnh có 2.314 tàu
thuyền với 9.898 lao động đã neo đậu an toàn. 502 tàu còn đang hoạt động trên
biển cũng đã được thông báo và đang di chuyển vào bờ. Tỉnh đã chỉ đạo tuyệt đối
không để người dân ở lại trên lồng bè, tổ chức rà soát và sẵn sàng phương án sơ
tán tại các khu vực có nguy cơ cao.
Cuộc họp được chủ trì bởi đồng chí Đàm Hữu Hồng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường và đồng chí Nguyễn Thị Hương – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường
Ngay sau cuộc họp trực tuyến, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn phường Tân Mai tổ chức họp khẩn, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm: Phối
hợp Đồn Biên phòng kêu gọi tàu thuyền vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn. Rà soát
điểm xung yếu, trạm bơm, hồ chứa; kiểm tra hệ thống nuôi trồng thủy sản. Chuẩn
bị phương tiện, nhu yếu phẩm, vật tư ứng phó bão; sẵn sàng sơ tán dân. Tổ chức
chằng chống nhà cửa, kiểm tra an toàn hệ thống điện. Phối hợp lực lượng công
an, quân sự ứng trực cứu hộ, cứu nạn. Các thôn, khối củng cố hệ thống tự quản,
huy động người dân kiểm tra, khơi thông cống rãnh. Duy trì trực ban, báo cáo
kịp thời; tăng cường tuyên truyền qua loa phát thanh, mạng xã hội, không để
người dân chủ quan.
Hồ Thiêm